Kỹ thuật trồng dưa lưới trong thùng xốp cho thu hoạch nhanh

  • Đăng bởi: Nhà Lưới Việt
  • Ngày đăng: 27-02-2021
  • Lượt xem: 2902

Trong bài viết này chúng ta sẽ được hướng dẫn Kỹ thuật trồng dưa lưới tại nhà thu hoạch nhanh. Cùng tìm hiểu về cách chăm sóc, tưới nước, làm giàn trồng cần lưu ý những gì nhé.

Kỹ thuật trồng dưa lưới trông thùng xốp cho thu hoạch nhanh

Hình ảnh 1: Kỹ thuật trồng dưa lưới trông thùng xốp cho thu hoạch nhanh

Nhắc đến dưa lưới thì có lẽ ai cũng biết nó là loại trái cây rất bổ dưỡng và chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe. Loại trái này có vị thanh mát, ngọt lạnh dễ ăn và rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, giá thành của dưa lưới không hề rẻ. 

Việc nghiên cứu cách trồng dưa lưới vừa đảm bảo trái cây sạch, vừa tiết kiệm được chi phí cho gia đình một loại trái cây ngon bổ dưỡng. Hãy tận dụng không gian trống, ban công hay sân thượng nhà bạn và làm theo hướng dẫn cách trồng dưa lưới này để tạo ra một giàn dưa lưới trĩu quả cho gia đình mình nhé.

KIẾN THỨC CẦN NẮM TRƯỚC KHI TRỒNG DƯA LƯỚI TRONG THÙNG XỐP

Khâu chuẩn bị trước khi trồng rất quan trọng trong việc tạo ra một giàn dưa lưới trĩu quả. Các bạn hãy chú ý hướng dẫn cách trồng dưa lưới với những điểm nêu dưới đây.

Thời điểm thích hợp để trồng dưa lưới?

Có 2 thời điểm tốt để bạn có thể trồng dưa lưới, do đây là loại cây này ưa nhiệt, chịu lạnh kém nên chúng ta sẽ trồng vào thời điểm:

- Bắt đầu trồng vào tháng 2-3, thu hoạch vào cuối tháng 4 hoặc sang tháng 5.

- Bắt đầu trồng vào tháng 8,9 và thu hoạch vào tháng 11-12.

Vì chúng ta trồng bằng chậu, thùng xốp nên có thể trồng xe một đợt giữa hai khoảng thời gian này. 

Lưu ý: không nên trồng dưa lưới vào thời tiết lạnh sẽ làm cây kém phát triển năng suất không đạt. Thời điểm lạnh cũng sẽ dẫn đến nhiều sâu bệnh, chất lượng quả kém hơn.

Hạt giống dưa lưới phải chọn thế nào?

Hạt giống dưa lưới khá đa dạng gồm có loại hạt nội địa và hạt dưa ngoại. Chọn hạt giống tốt, phù hợp với vùng miền của mình. Nên chọn hạt thuần chủng thì tỉ lệ hạt nảy mầm cao, cho ra quả to ngọt. 

Vị trí trồng dưa lưới hợp lý

Khoảng sân rộng trước nhà hay sân thượng, ban công là một vị trí tốt để có thể trồng dưa lưới. Nhưng hãy chọn nơi rộng rãi, có nhiều ánh sáng vì đặc tính của nó ưa sáng . Nếu trồng ở không gian hẹp thiếu ánh sáng, cây sẽ cho chất lượng quả không cao.

Các bạn có thể sử dụng Lưới Che Nắng Thái Lan hoặc Lưới lan che nắng để che nơi trồng để dưa lưới phát triển tốt hơn.

Lựa chọn đất trồng dưa

Cần chọn loại đất có tính tơi xốp, thoát nước tốt, giàu chất dinh dưỡng. Ví dụ như đất sạch + phân trùn quế, dịch trùn quế kết hợp xơ dừa. Các loại đất này bạn có thể mua tại các cửa hàng cây cảnh. Nó đảm bảo được chất lượng, cũng như độ hiệu quả khi trồng.

Nếu  bạn tự làm đất trồng thì làm theo hướng dẫn sau:

Ngâm xỉ than tổ ong trong nước một ngày một đêm. Thay nước vài tiếng một lần nhằm loại bỏ tạp chất có trong than. Tếp theo vớt ra , đập vụn và trộn với đất + trấu. Theo tỉ lệ: 40% đất + 40% xỉ than + 20% trấu. Để tăng độ dinh dưỡng cho đất  có thể cho thêm phân bò hoặc phân gà đã hoại mục.

Xử lý đất trước khi trồng dưa lưới

Hình ảnh 2: Xử lý đất trước khi trồng dưa lưới

Chuẩn bị chậu trồng dưa lưới

Lựa chọn chậu đủ lớn, thùng xốp hoặc xô thùng nhựa rộng để trồng dưa lưới do dưa lưới là cây có bộ rễ phát triển nhanh và khỏe có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả giàn.

Để tăng khả năng thoát nước, cần đục nhiều lỗ dưới đáy thùng xốp, xô, thùng nhựa giúp cây không bị ngập úng. Tạo sự thông thoáng, trao đổi oxi vào trong đất tăng khả năng phát triển của cây.

KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LƯỚI TRONG THÙNG XỐP

Hướng dẫn cách trồng dưa lưới hiệu quả

Khi đã làm xong khâu chuẩn bị: đất trồng, hạt giống, chọn vị trí. Chúng ta cần làm tiếp 2 khâu:

- Ươm hạt giống dưa lưới

- Tiến thành trồng cây con khi hạt đã nảy mầm con.

Ươm hạt dưa lưới

Ta ngâm hạt khoảng 4-5 tiếng với nước ấm (tỉ lệ: 2 sôi + 3 lạnh), sau đó ủ hạt trong một mảnh vải ẩm. Đợi đến khi hạt tách nhẹ, là có thể đem ra ươm.

Lưu ý: Nếu hạt giống là F1 thì bạn có thể mang ra ươm trực tiếp

Chúng ta bắt đầu ươm hạt, đặt hạt vào những bầu ươm đã được chuẩn bị sẵn. Sau đó phủ một ít đất lên trên và tưới nước giữ ẩm cho hạt. Nên trộn thêm phân trùn quế, hoặc phân chuồng đã hoai mục với đất ươm để tăng chất dinh dưỡng.Để bầu ươm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. 

Sau khi đặt khoảng 2-3 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm. Thường xuyên tưới nước đủ ẩm để cây phát triển. Để tưới đều và an toàn cho hạt nảy mầm bạn nên dùng bình xịt. Cây sẽ cho ra hai lá sau khoảng 7-10 ngày.

Ươm hạt giống dưa lưới trước khi trồng vào thùng xốp

Hình ảnh 3: Ươm hạt giống dưa lưới trước khi trồng vào thùng xốp

Trồng dưa lưới non đúng cách vào thùng xốp

Khi cây đã cho ra 2 lá chính (sau khoảng 10-12 ngày ươm). Chúng ta di chuyển cây con sang chậu, thùng xốp đã chuẩn bị… để trồng.

Đào lỗ nhỏ giữa chậu, nhẹ nhàng tháo bầu ươm và đặt cây con qua chậu, thùng xốp... mới. Khi tháo bầu ươm cần  nhẹ nhàng, tránh đứt rễ khiến cây bị chột.

Tiếp theo, dùng tay nén nhẹ xung quanh gốc, tưới nước cho cây. Nên để cây trong chỗ râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Tưới nước 2 lần mỗi ngày, dùng bình xịt tưới để đảm bảo độ ẩm cho đất và không bị dư nước.

CHĂM SÓC DƯA LƯỚI ĐÚNG CÁCH

Kỹ thuật chăm sóc dưa lưới

Giai đoạn này, cần quan tâm đến các điều kiện như tưới nước, các loại phân bón, làm giàn cho dưa, …

Tưới nước cho cây dưa lưới

Dưa lưới là loại cây khá dễ trồng, không tốn công chăm sóc nhiều. Khi cây còn nhỏ, bạn không cần tưới quá nhiều nước. Bạn cần tưới tầm 0.5 lít – 0.7 lít mỗi cây/ngày khi cây ra được 3-4 lá.

Cần lưu ý là tưới đủ ẩm cho đất khi cây trong quá trình phát triển là được. Cần tưới nhiều hơn trong những ngày quá nắng nóng. Cần rút bớt lượng nước vào những ngày ẩm trời . Tránh tình trạng tưới nhiều nước dẫn đến úng và thối rễ.

Bón phân cho dưa lưới

Bón phân là bước không thể thiếu nếu muốn quả ngọt, giòn cho sai quả.

Lượng phân bón sẽ khác nhau tùy vào giai đoạn trồng. Khi mới trồng, cây cần cung cấp nhiều đạm, khi chuẩn bị ra hoa thì cây cần nhiều phân lân và khi đã có trái cần bổ sung kali để cây có quả ngọt và giòn.

- Khi cây được 3-4 lá thì bạn tưới đạm cho cây. Bạn hòa 1/2 chén đạm (bằng chén trà) cùng 7-8 lít nước tưới cho cây cách ngày tưới lần. Cây sẽ phát triển lá nhanh và thân vươn dài.

- Khi cây ra được nhiều lá và nhiều nụ non. Bạn pha nửa chén bao gồm đạm : lân : kali theo tỉ lệ 3:1:2 (bằng chén trà) cùng 7 – 8 lít nước, và tưới cách ngày cho cây đủ chất dinh dưỡng phát triển.

- Khi quả non bắt đầu nhú, tăng tỉ lệ phân lân lên 2/3 chén để hỗ trợ khả năng tạo quả.

Làm giàn cho cây

Thời điểm bạn cần làm giàn cho cây leo khi cây phát triển được 5-6 lá. Bạn có thể sử dụng cọc tre nhỏ, thanh gỗ để tạo giàn cho cây. Bạncó thể tận dụng trồng cạnh hàng rào ban công để cho cây leo. Bạn để ý buộc ngọn cây vào thanh hàng rào nhé.

Bạn có thể đầu tư một giàn lưới sắt cố định nếu muốn trồng dưa lưới lâu dài. Có thể sử dụng nhiều năm, dưa cũng phát triển mạnh hơn. Cho ra nhiều hoa và đậu nhiều quả.

Làm giàn cho dưa lưới trồng thùng xốp

Hình ảnh 4: Làm giàn cho dưa lưới trồng thùng xốp

Thụ phấn cho dưa lưới

Khu vực của bạn có ong và bướm trong quá trình cây ra hoa thì cây có thể được thụ phấn tự nhiên. Nhưng bạn nên giúp cây thụ phấn nhân tạo để tăng khả năng đậu quả.

Thu hái và bảo quản dưa lưới

Sau 3 tháng trồng dưa lưới, chúng ta có thể thu hoạch được những quả dưa lưới đầu tiên rồi. Bạn cần phân biệt dưa đã chín sẽ có màu trắng ngà, gân lưới xuất hiện rõ, cuống của quả xuất hiện những vết nứt xung quanh.

Bạn nên ngưng tưới nước 5-7 ngày trước thu hoạch để dưa có thể giòn và ngọt hơn. 

Thụ phấn cho dưa lưới trồng thùng xốp

Hình ảnh 5: Thụ phấn cho dưa lưới trồng thùng xốp

Qua bài viết này bạn đã được hướng dẫn cách trồng dưa lưới trong thùng xốp tại nhà cho thu hoạch nhanh. Cùng với đó là các kỹ thuật chăm sóc dưa an toàn, và giúp cho cây đậu nhiều quả hơn. 

Chúc các bạn thu hoạch được dưa lưới sai quả, an toàn.

Nguồn thông tin: Sưu tầm Internet

Nội Dung Chính
    0933 69 61 64
    Chat Zalo
    Lazada
    Shopee