Các loại Sâu gây hại cây măng cụt
- Đăng bởi: Nhà Lưới Việt
- Ngày đăng: 27-05-2023
- Lượt xem: 890
Cây măng cụt ( Garcinia mangostana ) là cây ăn quả nhiệt đới có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Được biết đến với trái cây thơm ngon, ngọt ngào, những cây này cần được chăm sóc đặc biệt để duy trì sức khỏe và năng suất. Tuy nhiên, các loại sâu bệnh khác nhau có thể đe dọa đến sức khỏe của cây. Hiểu những vấn đề này là rất quan trọng để ngăn chặn và giảm thiểu bất kỳ thiệt hại tiềm ẩn nào.
Bọ trĩ
Bọ trĩ gây hại măng cụt
Thông thường bọ trĩ gây hại cho măng cụt khi thời tiết nắng nóng lúc này cây đang ở giai đoạn ra trái non. Ở lá bọ trĩ hút nhựa khiến lá có ánh màu bạc, biến vàng và cong lại. Trên trái non, bọ trĩ tập trung gây hại dưới lá đài, chích vào tế bào biểu bì để lại nhiều mãng sẹo màu xám trên vỏ trái, làm vỏ sần sùi, kém đẹp, giảm giá trị thương phẩm. Nếu mật độ bọ trĩ lớn có thể gây hại lên cả trái lớn.
Phòng ngừa và Điều trị bọ trĩ cho măng cụt
Bạn có thể sử dụng vòi phun nước mạnh lên tán lá để hạn chế mật độ bọ trĩ. Khi cây măng cụt ở giai đoạn ra trái non (bằng ngón tay cái) thì phun thuốc phòng như: Abatín 1.8EC, Chess 50WG, Dầu khoáng DS 98.8EC,... Điều trị bọ trĩ bằng thuốc BVTV thì cần sử dụng luân phiên nhiều loại thuốc với nhau, do bọ trĩ kháng thuốc rất nhanh.
- Bạn cũng có thể tham khảo các loại thuốc BVTV diệt bọ trĩ như: Shopee => Chế phẩm Confidor 200SL hoặc Movento (100ml); Lazada => Chế phẩm Confidor 200sl chai 20ml. hoặc Movento 150OD 100M.
- Bạn cũng có thể tham khảo thêm các cách diệt bọ trĩ.
Có thể bạn chưa biết che phủ lưới chắn côn trùng 32 mesh giúp ngăn bọ trị hiệu quả.
Sâu vẽ bùa
Sâu vẽ bùa gây hại măng cụt
Khi măng cụt ở gian đoạn ra đọt non thì thường bị gây hại bởi sâu vẽ bùa. Sâu vẽ bùa trưởng thành là một loài bướm rất nhỏ, thân hình mỏng mảnh, dài khoảng 2-2,5mm, toàn thân màu vàng nhạt, có ánh bạc, cánh trước có hình lá liễu, trên cánh có một số vệt màu nâu. Sâu vẽ bùa khiên lá bị uốn cong, biến dạng, giảm khả năng quang hợp, sau đó khô lại và rụng sớm, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
Cách phòng và điều trị sâu vẽ bùa cho măng cụt
Để kiểm soát sâu vẽ bùa bạn có thể tận dụng những thiên địch của chúng như: các loài Ageniaspis citricola và Cirrospillus phyllocnistoides, kiến vàng, bọ rùa,... Để diệt sâu vẽ vùa bạn có thể sử dụng dầu khoáng, chế phẩm nấm xanh, thuốc trừ sâu vi sinh (Biocin, Dipel,…) hoặc các loại thuốc trừ sâu gốc Abamectin, Emamectin, chỉ cần phun trên các chồi non (không cần phun hết tán cây).
Sâu xếp lá
Sâu xếp lá gây hại măng cụt
Sâu xếp lá cũng là loài gây hại phổ biến ở cây măng cụt, chúng xuất hiện gây hại quanh năm, mật độ cao vào các đợt câymăng cụt ra đọt non. Khi sâu trưởng thành chúng nhả tơ, kết các lá non của cây măng cụt lại thành chùm và hóa nhộng bên trong (nhộng có màu nâu nhạt). Sâu xếp lá non chỉ ăn biểu bì của lá, khi lớn chúng ăn lủng lổ lá làm giảm khả năng quang hợp. Nếu chúng gây hại sớm và mật độ cao sẽ làm các đọt non bị hư, cây không phát triển cành tán được dẫn đến giảm năng suất. Để ngăn sâu tiếp cận gây hại cho cây măng cụt bạn có thể tham khảo sử dụng lưới ngăn côn trùng.
Nhện đỏ
Nhện đỏ gây hại cho cây măng cụt
Nhện đỏ cỏ thể gây hại trên nhiều bộ phận của cây măng cụt. Đối với lá khi bị gây hại sẽ có chấm nhỏ li ti, sau đó vết chấm lan rộng, lá có màu ánh bạc hoặc vàng, biến dạng… cuối cùng lá bị khô sớm và rụng. Nếu mật độ nhện đỏ nhiều sẽ ảnh hưởng đến cành non (khô và chết). Ngoài ra nhện đỏ còn gây hại cho trái măng cụt bằng cách chích hút dịch ở lớp vỏ quả, khiến quả bị biến màu và sần sùi khi vết chích hút khô lại.
Phòng và trị nhện đỏ hại măng cụt
Để phòng nhện đọ bạn có thể áp dụng các biện pháp như: Áp dụng đúng khoản cách trồng giữa các cây, cắt tỉa thường xuyên cho cây. Để diệt nhện đỏ bạn có thể tham khảo các loại thuốc sau: WOTAC 16EC, Comite, Ortus, Nissorun, Dầu SK Enspray 99,..
>> Tham khảo bạt phủ đất chống cỏ giúp ngăn cỏ dại và giữ ẩm đất tốt cho cây măng cụt.
Rệp sáp (Planococcus minor)
Rệp sáp gây hại cây măng cụt
Loại côn trùng nhỏ, thân mềm này ăn nhựa cây măng cụt, khiến cây còi cọc và biến dạng lá. Giám sát thường xuyên và sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ có thể quản lý hiệu quả sự hiện diện của chúng. Để phòng ngừa và điều trị rệp sáp cho măng cụt bạn có thể tham áp dụng các biện pháp sau:
- Thu hút thiên địch như: bọ rùa và ong ký sinh.
-
Phun nước vào trái để rửa trôi rệp sáp trên trái.
-
Tỉa bỏ những phần bị nhiễm rệp ở giai đoạn đầu.
-
Tránh trồng xen măng cụt với cây cà phê.
-
Các loại thuốc diệt rệp sáp cho măng cụt bạn có thể tham khảo sử dụng khi mật độ rệp cao: Pyrinex, Supracide, Basudin, Sagolex, Vidithoate, dầu khoáng D-C Tron Plus,...